Vải địa kỹ thuật là gì? Vải địa kỹ thuật có cấu tạo như thế nào? Ứng dụng như nào trong công trường xây dựng? Chi tiết có trong bài viết dưới đây.
Vải địa kỹ thuật là gì? Nói một cách ngắn gọn là một loại vật liệu quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Chuyên dùng để phân cách, bảo vệ công trình, gia cường thoát nước hiệu quả. Vải địa kỹ thuật chia thành hai loại, vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt. Cùng Sắt Thép Tiến Nhi tìm câu trả lời cho câu hỏi, “vải địa kỹ thuật là gì” và những vấn đề xung quanh thuật ngữ này.
-
Vải địa kỹ thuật là gì?
Vải địa kỹ thuật là gì? Trong tiếng Anh, vải địa kỹ thuật được viết là Geotextile fabric. Loại vải tương đối đặc biệt này được sử dụng trong những công trình thi công nền móng, đê điều hoặc đường xá. Đây giống như một bước để gia cố thêm sự chắc chắn cho các nền móng của các công trình xây dựng. Bởi vậy, vải địa kỹ thuật là một công cụ trợ giúp rất đắc lực khi thi công công trình đường xá, đê điều mà không phải mất quá nhiều sức lực và kinh phí.
Thực tế thi công một đoạn đường bất kỳ đều phải tiến hành tính toán thật kỹ lưỡng các yếu tố: chất lượng của đất đai, cường độ dòng chảy, … Bước này rất quan trọng, tính toán chính xác sẽ không hoặc ít ảnh hưởng tới chất lượng và độ bền của công trình.
>>> Xem BẢNG GIÁ các loại vải địa mới nhất tại đây <<<
Trường hợp xây nhà ở nền đất yếu, khả năng ngôi nhà bị sạt lở sẽ rất cao. Nguyên nhân nằm ở phần móng, nó quá yếu nên không thể chịu được trọng tải cả một căn nhà. Tương tự với công trình cầu đường, đê điều cũng vậy, thậm chí là hơn. Bởi ngày ngày, sẽ có hàng triệu triệu tấn, thậm chí hàng tỷ tấn tác động lực lên nó. Nếu không gia cố vững chắc, bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường. Vải địa kỹ thuật sinh ra để đảm đương bớt một phần trọng trách đó.
Những công trình thi công có sử dụng vải địa kỹ thuật sẽ trải qua thẩm định chất lượng thông qua tiêu chuẩn TCVN 9844:2013. TCVN 9844:2013 đề ra cụ thể các thông số và cấu tạo, cũng như những biện pháp thi công vải địa đạt chuẩn. Mục đích cuối cùng vẫn là nhằm bảo đảm cho công trình được bền vững và chắc chắn hơn.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn để thi công nghiệm thu vải địa từng công trình phải đáp ứng được hai tiêu chí: bảo quản vải địa kỹ thuật và quá trình trải vải địa kỹ thuật. Vật liệu này cần phải bảo quản ở điều kiện khô ráo, tránh tối đa nấm mốc cùng những tác nhân hóa học và bức xạ.
Lúc thi công trải vải địa kỹ thuật phải tuân thủ lần lượt 3 bước.
- Phát quang gọn gàng sạch sẽ cây cối và đất đá
- Trải vải địa kỹ thuật
- Lấp đất và sỏi lên lớp trên cùng.
Đây là các bước cơ bản phải tuân thủ, còn ở những công trình khác nhau sẽ thêm những bước nhỏ khác nữa. Như vậy chúng ta đã biết vải địa kỹ thuật là gì. Đi tìm hiểu cấu tạo của vật liệu này qua phần cấu tạo.
-
Cấu tạo vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật là gì? Vải địa kỹ thuật được chế tạo từ một trong ba nguồn chính:
- Các sản phẩm phụ của dầu mỏ
- Một đến hai loại polymer (polyamide), polyester thêm/hoặc polypropylen.
Ở Việt Nam, phần lớn vải địa kỹ thuật sẽ được chế tạo từ polypropylene và polyester.
Dựa trên các cấu tạo và hợp chất tạo thành, các loại vải địa sẽ mang những đặc tính cơ lý hóa khác nhau. Vải địa kỹ thuật là gì? Gồm mấy loại?
-
Phân loại vải địa kỹ thuật
3.1. Vải địa kỹ thuật dệt
Tương tự giống cách dệt vải để mặc, vải địa kỹ thuật dệt được dệt ra từ những sợi polypropylene và polyester theo hai chiều ngang dọc nối liền nhau. Sự biến dạng của vải địa kỹ thuật dệt thông thường sẽ là ngang máy và dọc máy. Lưu ý đo theo chiều của vải. Trong đó, độ biến dạng của hướng dọc máy chắc chắn lúc nào cũng sẽ ít hơn hướng ngang.
Vải địa kỹ thuật dệt được xem là tiên phong mở đường, làm tiền đề cho các loại vải chế tạo sau này. Nó hội tụ được 3 chức năng cơ bản nhất là gia cường, phân tách và lọc nước. Lực kéo đứt 25 – 600KN/m là thông số cơ lý của vải địa kỹ thuật dệt; độ giãn dài của nó dao động dưới 25%. Bởi thế, hạn chế của sản phẩm này là không được bền mỗi khi phải chịu tác động lực. Đồng thời nó cũng dễ bị dịch chuyển. Khả năng thoát nước của sản phẩm này trước nay không được đánh giá cao.
Ở nước ta, vải địa kỹ thuật dệt chia thành hai loại. Vải PP và vải dệt cường lực cao. Đây là vải địa kỹ thuật có giá thành thấp nhất. Sử dụng ở các địa hình vườn tược bằng phẳng, gia cố nền đất chắc chắn, chống xói mòn khi mưa lớn và không gây lệch dòng chảy.
3.2. Vải địa kỹ thuật không dệt
Nếu như vải địa kỹ thuật dệt được sản xuất bằng tác động lực vật lý thì vải không dệt lại dùng những chất dính hoặc kim dùi nối nhiều sợi vải lại với nhau. Về yếu tố cơ lý, loại vải này có lực kéo đứt bé hơn 30KN/m và có độ giãn dài dao động từ 40% trở lên khi so sánh với kích thước ban đầu.
Các lỗ có kích thước khá đồng đều. Chúng khít vào nhau, chiều ngang chiều dọc đều đủ khả năng thoát nước. Trên thị trường có hai loại vải địa kỹ thuật không dệt phổ biến nhất là ART và TS. Trong đó, vải địa kỹ thuật ART chất lượng tốt, giá thành phải chăng, chia thành nhiều dòng, ART 12, ART 15, ART 17, 20, 22, 24, … Vải địa kỹ thuật là gì? Ứng dụng như thế nào?
-
Ứng dụng của vải địa kỹ thuật
4.1. Phân cách ngăn ngừa tổn thất đất đắp
Vải địa kỹ thuật là gì mà có thể phân cách ngăn ngừa tổn thất khi đắp đất? Thông thường, người ta sẽ sử dụng phương pháp tăng thêm độ dày của đất đắp trong quá trình thi công. Mục đích là bù vào lượng đất đã bị sụt lún, chìm vào nền đất yếu. Đối với phương pháp này, tổn thất có thể lên đến hơn 100% với công trình có lớp đất nền CBR thấp hơn 0.5.
Vải địa kỹ thuật được ứng dụng trong tình huống này để đặt ở giữa nền đất yếu và nền đường. Sự tồn tại của nó sẽ ngăn chặn quá trình trộn lẫn của hai loại đất. Nó có tác dụng phân cách và ngăn ngừa những tổn thất đất đắp. Bởi thế nên tiết kiệm được đáng kể ngân sách xây dựng.
Bên cạnh đó, vải địa kỹ thuật cũng ngăn chặn quá trình đất yếu thâm nhập và trộn lẫn vào vật liệu nền đường. Điều này sẽ bảo toàn được một số tính chất cơ lý của vật liệu đắp. Vậy nên nền đường hoàn toàn có thể hấp thu và chịu đựng được trọng tải khổng lồ của xe cộ đi qua.
4.2. Gia tăng ổn định của mái dốc
Vải địa kỹ thuật là gì mà có thể góp phần gia tăng sự ổn định của mái dốc? Đối với các công trình xây dựng đê, đập hoặc đường dẫn có chiều cao đất đắp lớn, tình trạng trượt mái, chuyển vị trí ngang của đất đắp. Lúc này vải địa kỹ thuật trở thành vật liệu nòng cốt gia cường và cung cấp lực chống trượt theo phương ngang giúp gia tăng sự ổn định của mái dốc. Đây là chức năng gia cường của vải địa kỹ thuật.
4.3. Chức năng thoát nước
Nhiều công trình sẽ có nền đất tương đối yếu, độ ẩm tự nhiên và độ nhạy cảm cao. Đặc điểm của vải địa kỹ thuật giúp thoát nước, duy trì, thậm chí lớn hơn là gia tăng chất lượng kháng cắt đất nền. Điều này góp phần tăng tuổi thọ, tính ổn định của công trình trong thời gian dài.
Với đặc điểm rất dày và có tính thấm nước cao, đây là một vật liệu có thể tiêu thoát cực tốt. Nó hoàn toàn có thể thoát nước theo phương thẳng đứng hoặc phương nằm ngang. Bởi vậy, vải địa hoàn toàn có thể khiến áp lực của nước lỗ rỗng thặng dư trong quá trình thi công hoặc sau khi hoàn thiện công trình tiêu tán nhanh chóng. Từ đó sức kháng cắt của mặt nền đất yếu chắc chắn được gia tăng đáng kể.
Để đánh giá được đặc trưng lọc ngược của vải địa kỹ thuật dựa vào hai tiêu chuẩn. Thứ nhất là khả năng giữ đất. Thứ hai phải kể đến hệ số thấm của vải. Thế nên vải địa cần phải đảm bảo được kích thước lỗ rỗng đủ nhỏ. Điều này mới có khả năng ngăn chặn không cho lớp đất cát cần bảo vệ đi qua. Kích thước của lỗ rỗng cũng cần đủ lớn, để vải địa kỹ thuật có đủ khả năng thấm được nước và đảm bảo cho áp lực nước lỗ rỗng có thể được tiêu tán nhanh.
Như vậy, với bài viết này đã làm rõ câu trả lời cho câu hỏi, “vải địa kỹ thuật là gì?” Đây là một vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng. Giúp gia cố nền đất, thoát và lọc nước ở các công trình thủy lợi, phân cách và gia cường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu mua vải địa kỹ thuật, liên hệ với Sắt thép Tiến Nhi để được tư vấn báo giá cụ thể nhất.
Thông tin chi tiết: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TIẾN NHI
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TIẾN NHI
Địa chỉ: 925/36/17 Hà Huy Giáp, KP 3, P. Thạnh Xuân, Q.12, Tp.HCM.
Showroom: 58/24 Thạnh Xuân 22, P. Thạnh Xuân, Q. 12, Tp.HCM.
Nhà máy SX: Đường số 3, KCN Tân Đô, H. Đức Hòa, Long An.
Hotline: 0911.441.055 – 0939.739.033
Email: theptiennhi@gmail.com
Website: https://sattheptiennhi.vn/